92. LÊN CAO
Kìa anh thợ điện lên cao
Chào anh gió hát rì rào hàng dương
Líu lo chim hót yêu thương
Từng đôi sà xuống lượn vờn quanh anh
Trời xanh xanh đất xanh xanh
Dáng anh đứng giữa mênh mông đất trời
Mắc muôn dòng điện sáng ngời
Về nơi xóm vắng về nơi thị thành
Mai sau em lớn bằng anh
Em đi mắc điện sáng quanh địa cầu.
93. Nắng
Nắng lên cao theo bố
Xây thẳng mạch tường vôi
Lại trải vàng sân phơi
Hong thóc khô cho mẹ.
Nắng chạy nhanh lắm nhé
Chẳng ai đuổi kịp đâu.
Thoắt đã về vườn rau
Soi cho ông nhặt cỏ
Rồi xuyên qua cửa sổ
Nắng giúp bà xâu kim.
Nắng lên cao theo bố
Xây thẳng mạch tường vôi
Lại trải vàng sân phơi
Hong thóc khô cho mẹ.
Nắng chạy nhanh lắm nhé
Chẳng ai đuổi kịp đâu.
Thoắt đã về vườn rau
Soi cho ông nhặt cỏ
Rồi xuyên qua cửa sổ
Nắng giúp bà xâu kim.
94. Mồng hai tháng chín
Tố Hữu
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim vẫn nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây.
Tố Hữu
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim vẫn nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây.
95. MÙA
CAM
Mía ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang,
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam đã chín vàng...
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong,
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong..
Mía ngọt dần lên ngọn
Gió heo may chớm sang,
Trái hồng vừa trắng cát
Vườn cam đã chín vàng...
Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong,
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong..
96. LỜI
KHUYÊN CỦA BỐ (trích trong Những tấm lòng cao cả)
Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khỡi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả??? đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết.Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Khi một ngày mới bắt đầu ,tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn,trên những phố dài của các thị trấn đông đúc,dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi.Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ A- rập.Hàng triệu,hàng triệu trẻ em cùng đi học.Con hãy tưởng tượng mà xem:Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt,trong sự dã man.
Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ,hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khỡi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả??? đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết.Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.
Khi một ngày mới bắt đầu ,tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn,trên những phố dài của các thị trấn đông đúc,dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi.Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ A- rập.Hàng triệu,hàng triệu trẻ em cùng đi học.Con hãy tưởng tượng mà xem:Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt,trong sự dã man.
Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ,hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
97. Hạt
gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt ngào hôm nay.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt ngào hôm nay.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát
cơm mùa gặt
thơm hào giao thông.
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang chùng quết đất.
Hạt gạo làng ta
gửi ra tiền tuyến
gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.
thơm hào giao thông.
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang chùng quết đất.
Hạt gạo làng ta
gửi ra tiền tuyến
gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.
-----------------------------------------
98. Ai
thổi sáo gọi trâu đây đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về
Trâu đực chạy rầm rầm như hổ
Trâu thiến dong từng bước hiền lành
Cổ lừng lững như chum, như vại
Móng hến hằn in mép cỏ xanh
Nhưng chú nghé lông tơ mũm mĩm
Mũi phập phồng dính cánh hoa mua
Cổng trại mở trâu vào chen chúc
Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về
Trâu đực chạy rầm rầm như hổ
Trâu thiến dong từng bước hiền lành
Cổ lừng lững như chum, như vại
Móng hến hằn in mép cỏ xanh
Nhưng chú nghé lông tơ mũm mĩm
Mũi phập phồng dính cánh hoa mua
Cổng trại mở trâu vào chen chúc
Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ
---------------------------------------------
99. Đi
qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này,
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh dày mấy đôi
Đẹp lòng vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ, định nơi xây nhà
Trăm cô gái tựa tiên sa
Múa chày đôi với chày ba rập rình
Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình
Gối gạo đầy cả nghĩa tình nước non
Không còn dấu cũ lầu son
Phía sau thành phố khói vờn trong mây
Trời cao bóng tỏa đường cây
Nhịp chày xưa thoảng đâu đây Thậm Thình."
Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này,
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh dày mấy đôi
Đẹp lòng vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ, định nơi xây nhà
Trăm cô gái tựa tiên sa
Múa chày đôi với chày ba rập rình
Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình
Gối gạo đầy cả nghĩa tình nước non
Không còn dấu cũ lầu son
Phía sau thành phố khói vờn trong mây
Trời cao bóng tỏa đường cây
Nhịp chày xưa thoảng đâu đây Thậm Thình."
---------------------------------------
100. THĂM CÕI BÁC XƯA
-Tố Hữu-
Anh
dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tǎm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ mǎng tre....
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chǎn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian...
Bụt mọc dầm chân đứng đợi ai (*)
Quanh hồ thấp thoáng bóng hôm mai
Ngọn đèn kia thức bên ai đó
Mà dạ hương còn phảng phất bay!
Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm...
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chǎm tay tưới ướt bồn
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tǎm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ mǎng tre....
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chǎn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian...
Bụt mọc dầm chân đứng đợi ai (*)
Quanh hồ thấp thoáng bóng hôm mai
Ngọn đèn kia thức bên ai đó
Mà dạ hương còn phảng phất bay!
Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm...
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chǎm tay tưới ướt bồn
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
101. TỪ CUBA
Nửa vòng trái đất rẽ tầng mây
Anh đến Cuba một sáng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đảo tươi một dải lụa đào bay
Em ạ Cuba ngọt lịm đường
Lúa xanh đồng bãi biếc đồi nương
Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa rộn bốn phương
Anh mải mê nhìn, anh mải nghe
Múa reo theo gió những thân kè
Tóc xanh xõa bóng hàng chân trắng
Có phải tiên nga dự hội hè
Mừng bạn ngày vui chén rượu đầy
Hết buồn chưa hết nhớ chua cay
Em ơi mía ngọt từng khi mặn
Máu trộn bùn vun gốc mía này
Ngày xưa bạn hỡi mới dăm năm
Roi vọt trên lưng thịt tím bầm
Như mía ngày xưa bao trận cháy
Đã bừng như mía lửa hờn căm
Đêm đã qua rồi những buổi mai
Anh đi quanh phố dọc đường dài
Biển xanh trước mặt, bao la biển
Gió lộng triều vui rộn pháo đài
Chào cô em gái nữ dân quân
Súng vác ngang vai đẹp tuyệt trần
Lóng lánh mắt đen nhìn biển biếc
Trưa hè đứng gác giữ ngày xuân
Trông em mà tưởng ở quê nhà
Cô gái Hòn Gai canh đảo xa
Nhớ chị miền Nam lùng đuổi giặc
Giữa lau Đồng Tháp, mía Tuy Hòa
Thấp thoàng ngoài khơi những bóng ma
Hai con tàu Mỹ ngó dòm ta
Oh hay bay vẫn ngu hoài vậy
Không thấy Cuba đứng đấy à
Ở đây với bạn những ngày qua
Anh nhớ vô cùng đất nước ta
Mai mốt em ơi, rời xứ bạn
Anh về e lại nhớ Cuba
102. BẾP LỬA
Bằng Việt (1963)
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu,
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa,
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà ?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế,
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế.
Mẹ cùng cha bận công tác không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi,
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi,
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
Vẫn vững lòng, bà dặc cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên".
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen!
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng,
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa!
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ,
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
103. Giàn Muớp ( trích "
Hoa Nắng " )
Thật là tuyệt! Mấy bông
hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên
mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội
quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi
nhau chồi ra. Bằng ngón tay. Bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm
hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì
tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi nhà một quả. Đậu quả nhiều quá, hai cây
mướp rạc dần. Bà tôi chọn hai quả mướp đẹp nhất ở hai giàn, bà đánh dấu không
cho hái. Bà bảo để làm giống. Cuối mùa, hai giàn mướp xơ xác. Quả mướp giống
tròn mập lắt léo phơi ra giữa trời, nắng xói từ sớm tới chiều, hết ngày này qua
ngày khác. Khi nó đã khô, nhẹ bỗng như cái tổ chim, bà tôi cắt xuống, để lên
gác bếp. Tôi cầm quả mướp khô, lắc lắc. Những hạt mẩy nhảy roọc rẹc ở trong ấy.
ôi, nó chịu nắng giỏi đến thế, hèn nào mà hoa nó vàng thật là vàng...
104. Giàn bầu (Tập đọc lớp 3)
“Giàn
bầu nậm ở ngoài sân, dây leo và lá chằng chịt lấp chặt ô giàn nứa, đã làm dịu
hẳn cái nắng tháng tư ở trước mặt nhà.Gió nam từ ngoài luỹ tre già thưa đưa
vào, làm va đụng vào nhau của những bình rượu của Tự Nhiên.. Những quả bầu mà
được cứng lần cùi như chất vỏ cây khô, thì mỗi khi cơn gió vèo đẩy những bình
rượu ấy văng cụng vào nhau, người ta sẽ nghĩ ngay đến cái hình và cái tiếng của
lũ khánh đất nung và cá đất nung ở cái sân cảnh một gia đình thanh bạch.Trái
bầu nậm còn tươi dưới lỗ giàn làmột cái bình rượu tạc bằng khối ngọc bích đều
sắc, nhẵn và bóng!”
(Trích: Ngôi mả cũ - Nguyễn Tuân)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét